Cách bảo quản hành lá, gừng, khoai tây, bánh mì là những thông tin bạn đang quan tâm. Bởi lẽ hành lá, gừng, khoai tây, bánh mì, là các thực phẩm quen thuộc và thường xuyên có trong nhà bếp. Nếu không bảo quản đúng cách sẽ rất dễ gây nảy mầm, nấm mốc và không được tươi ngon nữa. Sau đây là những cách bảo quản các loại thực phẩm như vậy một cách hiệu quả nhất mà vẫn giữ được chất dinh dưỡng cần thiết.
Cách bảo quản hành lá

• Cách một: cách bảo quản hành lá bằng phương pháp ngâm trong dầu. Cho hành lá đã rửa sạch và cắt bỏ rễ vào tô hoặc hộp thuỷ tinh. Cho hai chén dầu ăn vào đun cho nóng lên. Sau đó chúng ta sẽ tắt bếp và đổ dầu nên hành, chờ đến khi hành muội sẽ bỏ lại vào trong hộp lọ thủy tinh, đậy kín nắp, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Với cách này hành lá sẽ giữ được hơn bảy ngày.
• Cách hai:” làm đá hành”. Cách làm này phù hợp cho gia đình bạn nào thường xuyên sử dụng hành để phi thơm khi nấu ăn. Chúng ta sẽ cắt khúc hành lá thành từng khúc nhỏ sau đó cho vào từng khay rồi đổ đầy dầu lên. Để từng khay vào ngăn đông tủ lạnh cho đến khi đông lại. Đợi cho đến khi đông chúng ta sẽ lấy đá ra khỏi khay và cho vào những hộp nhỏ để cất vào trong ngăn đá tủ lạnh dùng dần. Khi chúng ta cần sử dụng thì chỉ cần nôi ra một viên “đá hành” để lên chảo hoặc nồi là được . Với cách làm này chúng ta có thể giữ hành lá được tươi từ năm mươi đến 60 ngày.
Xem thêm: Cách bảo quản chanh
Cách bảo quản gừng
• Cách một: cách bảo quản gừng trong tủ lạnh. Đây là phương pháp phổ biến để bảo vệ thức ăn được nhiều người sử dụng. Muốn gừng được tươi lâu hơn, hãy dùng giấy bạc bọc kín của dừng lại trước khi cho vào tủ rồi mới để vào ngăn mát để bảo quản. Chúng ta có thể sử dụng giấy đã thấm nước thay thế cho giấy bạc nếu không có để bọc củ gừng lại, sau đó chúng ta sẽ bỏ vào túi nilong rồi buộc kín cho vào tủ lạnh. Cách làm này giúp chúng ta có thể bảo quản được hưng nâu mà vẫn giữ được mùi hương của gừng.
• Cách hai : cách bảo quản ngừng bằng phương pháp ngâm. Ngâm gừng chúng ta chỉ cần cho gừng vào hũ giấm ngâm khoảng ba tuần sau đó để vào tủ lạnh dùng dần. Cách làm này khiến cho gừng được bảo quản lâu hơn, tươi hơn.

• Cách ba: cách bảo quản gừng bằng cát. Có thể là chúng ta sẽ cảm thấy cách làm này rất là lạ nhưng nó lại đem lại hiệu quả rất tốt. Trước hết, chúng ta cần chuẩn bị đồ để đựng cát như bình hoặc là hũ, sau đó sẽ đổ đầy cát vào, rồi vùi củ gưng xuống dưới cát, để bình ở nơi thoáng mát.
Cách bảo quản khoai tây
• Cách một: cách bảo quản khoai tây ở nơi khô thoáng mát. Khoai tây được bảo quản trong khoảng sáu đến 10 °C thì sẽ giữ được trong nhiều tháng mà không bị hư. Nó cũng giúp trì hoãn sự nảy mầm của khoai tây. Khoai tây ở nhiệt độ mát sẽ làm tăng hạn sử dụng của chúng lên gấp bốn lần.
• Cách hai: tránh xa ánh sáng trực tiếp của mặt trời hoặc ánh đèn huỳnh quang. Việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ tạo ra một Hàm lượng lớn hóa chất độc hại.
• Cách ba: Đặt khoai tây ở trong bát mở hoặc túi giấy. Nó sẽ làm chậm quá trình nảy mầm của khoai tây.
Cách bảo quản bánh mì
• Cách một: đây là cách thông dụng nhất mà mọi người hay làm đó chính là bọc kín rồi để trong tủ lạnh. Đó là cách bảo quản bánh mì một cách tốt nhất.
• Cách hai :bảo quản bánh mì bằng đường . Đường đóng vai trò như một viên hút ẩm giúp cho bánh mì luôn được khô ráo và thơm ngon.
Với những cách bảo quản hành lá, gừng , khoai tây và bánh mì này sẽ giúp rất nhiều cho những người nội trợ trong công việc nấu ăn . Hi vọng rằng bài viết mà fix.net.vn mang lại sẽ bổ ích đối với bạn!