Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé đúng cách là biện pháp vô cùng hữu hiệu để tiết kiệm thời gian chuẩn bị bữa ăn dặm, mẹ muốn chế biến một lần và bảo quản sẵn nhưng lại sợ làm thức ăn sẽ mất chất. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé tốt nhất mẹ nhé!
Xem thêm: Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé
Cách thức bảo quản đồ ăn dặm cho bé thông thường
Hầu hết các món ăn dặm của trẻ đều ở dạng lỏng hoặc hơi đặc , nếu sử dụng trong ngày bạn có thể cho thực phẩm đã chế biến vào các hộp thủy tinh nắp kín. Cho vào tủ lạnh ngăn mát, hâm lại trong lò vi sóng khi cần dùng.
Lưu ý cần bảo quản thực phẩm trong những những hộp kín, không để khí vào bên trong cũng như bằng chất liệu thủy tinh sẽ an toàn với bé hơn. Nếu không có lò vi sóng thì hâm lại bằng nồi, nhưng ở nhiệt độ sôi rồi để nguội bớt rồi mới cho trẻ ăn.

Các mẹ cần lưu ý phải ghi nhớ thời gian lưu trữ trên hộp nếu để ngăn mát chị linh ăn trong ngày hoặc thời gian tối đa là sáng ngày hôm sau. Thức ăn bảo quản quá hạn có thể gây tiêu chảy, ngộ độc ở trẻ, ảnh hưởng đến sức khỏe con.
Cách bảo quản thức ăn dặm cho bé bằng ngăn đông
Hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng anh đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc bảo quản thức ăn dặm đã chế biến đúng cách. Theo đó, thức ăn đã chế biến nên chia thành hai phần
• Phần một: dùng cho bé ăn ngay
• Phần hai: dùng cho bảo quản để ăn dần.
Khi trữ đông thực phẩm ăn dặm, tốt nhất là lên để riêng từng loại thực phẩm. Nếu bạn không nấu riêng từng loại thực phẩm mà trộn chung trong khi nấu, thì khi trữ đông thời gian bảo quản chỉ bằng một phần hai so với trữ đông riêng rẽ.

Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần riêng rẽ:
- Rau củ quả: tối đa là sáu đến tám tháng (Tốt nhất là dùng trong ba tuần).
- Thịt heo, bò, cá, thịt gà: tối đa một đến hai tháng(Khuyên tốt nhất là dùng trong 10 ngày)
- Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần hỗn tạp: tối đa ba tuần(Khuyên tốt nhất là dùng trong ba đến năm ngày).
Lưu ý trong cách bảo quản thực phẩm ăn dặm cho bé
Cách bảo quản thức ăn dặm cho bé sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi các mẹ thực hiện những điểm sau:
• Đảm bảo thực phẩm luôn được sạch và chế biến ngay khi còn tươi sống. Sau đó, đem đi cấp đông luôn.
• Khi lấy ra rã đông cũng chỉ nên lấy một lượng vừa đủ. Nếu cấp đông lại một lần nữa sẽ làm đồ ăn giảm hương vị và dưỡng chất.
• Thực phẩì có thời hạn trữ đông khác nhau vì thế mà để riêng từng loại ra mỗi khay riêng biệt. Như thế, vừa có thể đảm bảo về mặt vệ sinh, vừa dễ dàng lấy ra sử dụng.
• Mỗi túi trữ Đông cần phải ghi rõ tên từng loại và ngày cấp đông. Như vậy, mẹ sẽ không bị nhầm lẫn giữa các loại thực phẩm với nhau. Tránh việc sử dụng đồ ăn đã quá hạn. Cũng như phần bố nấu nướng cho phù hợp, tránh lãng phí thực phẩm.
• Thực phẩm không nên đông lạnh: thịt có Nhiều mỡ, thịt còn nguyên tảng, thịt, cá đã rã đông một lần, sữa, đậu phụ.
• Khuyến khích các mẹ nên sử dụng hộp bằng thủy tinh. Nếu sử dụng túi nylon là túi bọc thực phẩm chuyên dụng chịu được sự thay đổi nhiệt độ nhưng các mẹ nên tránh dùng đi dùng lại để đảm bảo vệ sinh thực phẩm cho các bé.
• Các mẹ nhớ sử dụng càng sớm càng tốt, không nên để trong tủ lạnh quá lâu.
Với những cách bảo quản đồ ăn dặm cho bé này, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm làm việc và không lo phải “chạy” đồ ăn từng bữa cho con. Hãy cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích tại fix.net.vn nữa nhé!